HÌNH ẢNH LỒNG RUỘT Ở NGƯỜI LỚN CA LÂM SÀNG Ca 01: Hình 2: Hình A và B (coronal) các quai ruột non giãn lớn, đoạn lồng của ruột non, thấy rõ dấu “ruột trong ruôt” thành ngoài bắt thuốc cản quang rõ, thành trong không bắt thuốc cản quang do hoại tử (mũi tên đỏ). Mỡ mạch máu mạc treo (mũi tên xanh).
Hình 5: Hình A, Khối lồng hổng – hổng tràng. Ruột bên trong bị hoại tử (mũi tên đỏ), ruột bên ngoài bị vỡ (mũi tên vàng). Mép vỡ bị toác rộng (mũi tên xanh). Hình B, khối lồng được cắt bỏ. Phần ruột bên trong bị hoại tử (mũi tên đỏ). Phần ruột bên ngoài (mũi tên vàng). Mép vỡ của phần ruột bền ngoài (mũi tên xanh đậm). Hổng tràng đoạn trên (mũi tên tím) và dưới (mũi tên xanh lơ) khối lồng. (Ảnh phẫu thuật của bệnh nhân được lấy trên http://ngoaikhoathuchanh.info) Sau phẫu thuật: Khối lồng hổng – hổng tràng vùng hông phải, mủ vàng đặc pha dịch vàng xanh của ruột rất thối. Phần ruột bên trong bị hoại tử, phần ruột bên ngoài khối lồng bị vỡ. Lồng ruột kiểu sa (cổ lồng cố định, đầu lồng di động). Khối lồng cách góc treitz khoảng 30 cm. Cắt bỏ khối lồng, nối hổng-hổng tràng kiểu tận-tận. Giải phẫu bệnh: Ca 02: bệnh nhân nam 29 tuổi, đau bụng nôn ói dữ dội 1 ngày. Tiền căn: khỏe mạnh Sau phẫu thuật: Lồng hồi hổng tràng đoạn lồng khoảng 15 cm, các quai ruột còn hồng, tháo lồng đến cổ lồng thấy lồng hai lớp dính chặt không tháo được. Cắt khối lồng nối hồi – hổng tràng tận – tận.
BÀN LUẬN Lồng ruột là trạng thái bệnh lý trong đó một đoạn ruột chui lồng vào đoạn ruột tiếp theo, là nguyên nhân thường gặp của tắc ruột cơ học ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và cơ chế vừa là bịt nút, vừa là thắt nghẹt7. Lồng ruột ở người lớn ít gặp chiếm khoảng 5% các trường hợp tắc ruột. Hầu hết có nguyên nhân (70-90%), 10% không tìm được nguyên nhân7. Ở ruột non thường gặp u lành, ác tính chiếm thấp < 25 %. Ở ruột già u ác tính chiếm đa số 54 – 77 %7. Khúc lồng bao gồm đoạn ruột chứa đựng (intussuscipiens) nằm bên ngoài và đoạn ruột bị đựng (intussusceptum) nằm bên trong, có 3 lớp tạo thành 3 ống vỏ. Đoạn ruột chui vào sẽ kéo theo mạc treo cùng với nó cho tới khi không thể đi xuống được nữa. Đầu khối lồng có thể di chuyển xuống đại tràng sigma, hoặc sa ra hậu môn7… PHÂN LOẠI LỒNG RUỘT Hình 9: 1 mô tả khối lồng không có điểm lồng. Đoạn ruột bên trong (mũi tên dày). Đoạn ruột bên ngoài (Mũi tên mở). Mạc treo (M), mạch máu mạc treo (đầu mũi tên). 2: bệnh nhân năm 51 tuổi tắc ruột non tái phát ở ¼ bụng dưới. CT cho thấy đoạn ruột non có nhiều lớp. Đoạn ruột bên trong khối lồng (đầu mũi tên đen), với mạc treo và mạch máu mạc treo (mũi tên), thành của đoạn ruộn bên ngoài dày (đầu mũi tên trắng). Bảng 1: lâm sàng lồng ruột không nguyên nhân và có nguyên nhân
Hình 11: Lồng ruột tạm thời ở bệnh nhân 49 tuổi, đau bụng do té cao. Hình a; CT thấy mass không rõ hình dạng (mũi tên) do phù nề thành ruột khiến chẩn đoán phân biệt khó khăn. Hình b; mỡ và mạch máu mạc treo trong khối lồng (đàu mũi tên). (Young H. Kim, MD. Adult Intestinal Intussusception: CT Appearances and Identification of a Causative Lead Point. RadioGraphics 2006; 26:736) Xem tiếp trang 2 1 2 Related posts |