Hình ảnh lymphoma hệ thần kinh trung ương (PCNSL) nguyên phát
BS. Cao Thiên Tượng Khoa CĐHA-BVCR (bài PPT)
Mục tiêu
• Hiểu biết các đặc điểm thông thường của lymphoma CNS nguyên phát trên CT và MRI
• Phân biệt các đặc điểm hình ảnh khác nhau giữa lymphoma CNS nguyên phát nhóm miễn dịch bình thường và suy giảm miễn dịch
• Vai trò hình ảnh học trong lymphoma CNS nguyên phát.
Mở đầu
• Lymphoma hệ tk trung ương nguyên phát (PCNSL) trước đây được xem là bệnh hiếm, chiếm 1% các u nội sọ.
• Tỉ lệ mắc mới tăng lên liên quan AIDS (thường gặp hơn astrocytoma grade thấp, bằng u màng não).
• PCNSL không liên quan bệnh hệ thống. Tổn thương giới hạn ở não, màng mềm, tủy sống và/hoặc mắt.
Nguyên nhân
• Chưa rõ, vì trong não không có mô lympho nội sinh và tuần hoàn bạch huyết
• Yếu tố nguy cơ là suy giảm miễn dịch
• Có 3 nhóm yến tố nguy cơ:
– Người được ghép tạng
– Có hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh
– Bệnh AIDS và cách bệnh gây suy giảm miễm dịch khác (2-10% bn AIDS bị lymphoma).
Sinh bệnh học
• Lymphoma CNS ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch là rối loạn chức năng hệ lympho T ức chế → tăng trưởng và chuyển dạng u của tế bào lympho B
• Gần toàn bộ PCSNL là non-Hodgkin xuất phát từ tế bào lympho B
• Mật độ tế bào cao, tỉ lệ nhân/bào tương cao.
• Đỉnh tuổi của lymphoma CNS ở nhóm không AIDS là 60, nam > nữ.
Đặc điểm hình ảnh điển hình của lymphoma CNS nguyên phát và thứ phát
|
Lymphoma CNS nguyên phát |
Lymphoma CNS thứ phát |
Vị trí tổn thương CNS
nguyên phát |
Nhu mô não ~100% |
Nhu mô 1/3, màng mềm 2/3 |
Vị trí điển hình |
Lymphoma CNS nhu mô. Quanh não thất và vùng não nông |
Lymphoma CNS màng mềm
Màng mềm
|
– CT |
Tổn thương đồng-tăng đậm độ, tăng quang rõ |
Bắt quang màng mềm, dưới màng não thất, màng cứng hoặc tk sọ; tổn thương não nông não úng thủy thông thương |
– MRI
– Dạng bắt thuốc |
T1: giảm-đồng tín hiệu, bắt thuốc rõ-trung bình
T2: đồng-tăng tín hiệu; thường
giảm tín hiệu so với chất xám
Không AIDS: bắt thuốc đồng nhất,
~90%; viền 0-13%
AIDS: Bắt thuốc không đều;
viền~75%
|
Bắt thuốc màng mềm, dưới màng não thất, màng cứng hoặc tk sọ; tổn thương não nông não úng thủy thông thương
Bắt thuốc màng mềm, dưới màng não thất, màng cứng hoặc tk sọ |
Haldorsen et al. AJNR 2011 32: 984-992Lymphoma CNS:
Miễn dịch bình thường vs. Suy giảm miễn dịch
|
Miễn dịch bình thường |
Suy giảm miễn dịch |
Tuổi trung bình |
60 |
30 |
Đa tổn thương |
30-50% |
63-81% |
Hoại tử |
Hiếm |
Thường gặp |
Đậm độ CT |
Tăng |
Tăng |
Bắt quang CT |
Đồng nhất |
Đồng nhất |
T1W |
đồng-giảm |
đồng-giảm |
T2W |
Đồng-Giảm |
Đồng-Giảm |
Bắt thuốc MRI |
Đồng nhất |
Không đồng nhất |
Haque et al., 2008
PCNSL-vị trí
Vùng não nông
• 70-85% trên lều
• Đơn ổ hoặc đa ổ (50%)
• Chất xám sâu, quanh não thất và thể chai. 75% lymphoma tiếp xúc với màng não thất, màng não hoặc cả hai

Hình 1: Vùng não nông
Vị trí-ngoại vi

Hình 2: Dấu slite – like hoặc notch sign (hình e mũi tên)

Hình 3: Dưới màng não thất, quanh não thất, nhân não sâu và thể chai

Hình 4: Tiếp xúc bề mặt màng não thất và màng não

Hình 5: Tiếp xúc bề mặt màng não thất “Rimphoma”

Hình 6: Tổn thương màng cứng và xương
Lymphoma thứ phát

Hình 7: Tổn thương màng mềm và khoang quanh mạch
Lymphoma thứ phát-tổn thương nhu mô

Hình 8: Dựa vào màng cứng
Lymphoma CNS-CT và MRI thường qui

• Tăng đậm độ trên CT không cản quang (70%) do mật độ tế bào cao và tỉ lệ nhân/bào
tương cao
• đồng tín hiệu chất xám trên các chuỗi xung SE
Ngoại lệ

Hình 10: Lymphoma nội mạch và thâm nhiễm–>Tăng tín hiệu trên T2W. Hình ảnh giống nhồi máu!!!
Hoại tử và xuất huyết
• Thường liên quan AIDS
• Có thể gặp ở bn miễn dịch bình thường có Virus Ebstein-Barr dương tính.
• Hình ảnh MRI trong lymphoma có virus Ebstein-Barr dương tính giống GBM (xuất huyết, hoại tử, bắt thuốc viền), trong khi Ebstein-Barr âm tính có hình ảnh điển hình của PCNSL miễn dịch bình thường (một/nhiều ổ, bắt thuốc đồng nhất) [Lee và cs. AJNR 2013 34: 1562-1567 ]
Xuất huyết và hoại tử

Hình 11. Lymphoma nguyên phát ở bn suy giảm miễn dịch -HIV (CĐPB: GBM)

Hình 12: Lymphoma miễn dịch bình thường, HIV(-), Ebstein-Barr (+), (CĐPB: GBM)
Đóng vôi
• Đóng vôi bên trong ít gặp trong lymphoma CNS ngoại trừ bn đã trải qua hóa trị hoặc xạ trị
Phù
• Độ lan của phù trong lymphoma ít hơn glioma và di căn cùng kích thước.
• Phù và hiệu ứng choán chỗ ít rõ trong lymphoma
• Phù nổi bật trong lymphoma có xuất huyết

Dạng bắt thuốc
• Hầu hết đặc và đồng nhất
• Không đồng nhất hoặc viền: Bn suy giảm miễn dịch, EBV (+)
• Bắt thuốc màng não thất: dọc theo màng não thất
• Bắt thuốc khoang quanh mạch: gợi ý lymphoma
• Không bắt thuốc: Lymphoma nội mạch hoặc thâm nhiễm

Hình 14: Dạng bắt thuốc: mạnh đồng nhất

Hình 15: Dạng bắt thuốc: không đồng nhất, viền
Cần chẩn đoán phân biệt:
-Toxoplasmosis
-Hủy myelin (MS)
So sánh: bắt thuốc viền hở

Hình 16: Lymphoma, thành dày và không đồng nhất (hình d). MS, thành mỏng và đồng nhất (hình e)
Dạng bắt thuốc: Dọc theo màng não thất

Hình 17: bắt thuốc dọc theo màng não thất
Xem tiếp trang 2